NGHỊ LUẬN VĂN HỌC | "CHỮ TÂM KIA MỚI BẰNG BA CHỮ TÀI"

Ngày 28/07/2021 15:26:58, lượt xem: 2424

"Thiện căn ở tại lòng ta/Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài" - Câu thơ nhói lên trong đoạn kết "Truyện . Kiều" dường như đã gói lại tâm can của Nguyễn Du về thân phận nàng Kiều mà cũng là triết lý về cuộc sống của ông. Thiện căn, cái tâm là bản chất của con người, sứ mệnh của văn chương muôn đời làm phát sáng bản chất đó.

 


Đọc "Truyện Kiều", ta càng hiểu chữ tâm là cốt lõi của tình yêu thương, của tinh thần, khí phách con người Việt Nam truyền từ đời này sang đời khác trong đủ mọi tầng lớp nhân dân. Không có chữ tâm, người dân không biết sẻ chia, đùm bọc lẫn nhau, không thể xả thân vì nghĩa. Không có chữ tâm, các bậc minh quân, tướng tài, quan lại thanh liêm không hiểu thấu lòng dân, không nhìn ra sức mạnh trong dân, không có chí khí vì nước, vì dân. Bà Trưng Trắc đã nguyện ước “dựng lại nghiệp xưa họ Hùng”. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn khẳng định: “Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước đời nào không có?” và  ông để lại lời răn giữ nước: “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc”. Trước Nguyễn Du, nhà văn hóa lớn-anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi đã một lòng mong mỏi: “Chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân”; “khiến cho trong thôn cùng xóm vắng không có một tiếng hờn giận oán sầu”...

 

ĐỌC THÊM MỘT SỐ KỶ LỤC MỚI PHÁT HIỆN TRONG TRUYỆN KIỀU


Ông cha ta đã tổng kết: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Không phải chỉ là người có tài mà phải là hiền tài-những người có tâm, có chí, có đức, có tài, những người tử tế (một nghĩa của chữ hiền) mới tạo nên nguyên khí quốc gia.


Ở thời đại của chúng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh răn dạy từ người cán bộ đến mọi công dân, học sinh, sinh viên phải rèn luyện, phấn đấu để có “hồng” và có “chuyên”, vừa “hồng” vừa “chuyên”. Theo Người, cán bộ phải có đức và có tài. Nếu có tài mà không có đức, cái tài không những không hướng tới đích làm lợi cho dân, cho nước mà thậm chí trở thành có hại. Lớp lớp đồng chí, đồng bào ta theo Đảng và Bác Hồ mà trở nên những người lãnh đạo, những tướng lĩnh, cán bộ có tâm, có tài, có tài-đức vẹn toàn, văn-võ song toàn.

 

ĐỌC THÊM TÀI NGHỆ BẬC THẦY VỀ BÚT PHÁP TẢ CẢNH NGỤ TÌNH CỦA NGUYỄN DU|| CẢNH NGÀY XUÂN


Ngày nay, khi cơ đồ đất nước mở ra rạng rỡ, vì sao Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nói về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ vẫn phải nhắc đến câu thơ trong "Truyện Kiều": Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài? Thời kỳ đổi mới toàn diện, mạnh mẽ, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, thời đại công nghiệp 4.0 cần tài năng, cần người tài khôn kể. Chúng ta đã có nhiều kế sách để tạo đột phá chiến lược đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Chúng ta đã liên tục bồi dưỡng, giám sát, kiểm tra, chỉnh đốn và xử lý, loại thải để Đảng, bộ máy nhà nước và đội ngũ cán bộ, đảng viên luôn trong sạch, vững mạnh. Vậy nhưng vẫn có những người đánh mất cái tâm trong sáng nên chút tài năng họ có đã đi chệch hướng, trở thành có hại, thành sâu mọt đục khoét, thành tác nhân hủy hoại lòng tin.


Mới thấy niềm khắc khoải thương người của Nguyễn Du cứ làm chúng ta day dứt. Day dứt suy nghĩ và hành động. Bởi tâm hồn Việt chứa đựng trong "Truyện Kiều" cứ mãi tỏa sáng; bởi “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn”, mạch nguồn chữ tâm của dân tộc là không ngừng tuôn chảy.


Nguồn: Báo Quân đội Nhân dân

 

Để giúp ích cho các em thật nhiều trong kì thi quan trọng sắp tới thì chỉ có thể là những buổi học tại KHÓA VĂN VIP 2K7  – một khóa học sẽ giúp các em cải thiện cũng như nâng cao kĩ năng làm bài để đạt được kết quả cao nhất.

Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:
Facebook Học Văn Chị Hiên THCS.
Youtube Học Văn Chị Hiên.

Instagram Học Văn Chị Hiên.
Tiktok Học Văn Chị Hiên.

Tin liên quan